1. Trẻ mọc răng
Thông thường, trẻ mọc răng từ giai đoạn 5 tháng tuổi
cho tới 2 tuổi. Vào thời kỳ này, trẻ hay có biểu hiện sốt và bị đau. Trẻ
luôn cảm thấy khó chịu và vì thế thường quấy khóc. Lúc này, nếu thấy bé
quấy khóc nhiều thì cần đưa đi khám bác sĩ.
2. Nhiệt độ không phù hợp
Các bác sĩ khuyên rằng, nhiệt độ thích hợp nhất với
trẻ em là 26 độ. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng dễ dàng gây khó
chịu khiến trẻ bị mất ngủ và khó chịu, từ đó dẫn đến việc trẻ hay quấy
khóc.
3. Do tác động ngoại cảnh
Những mùi lạ trong phòng cũng có thể kích thích tới
hệ thần kinh khiến trẻ cảm thấy khó ngủ và bị dị ứng đường hô hấp dẫn
đến quấy khóc. Theo các nghiên cứu thì mùi thuốc lá, mùi nước hoa xịt
phòng hoặc mùi ẩm mốc cũng là những tác nhân khiến trẻ cảm thấy khó
chịu.
4. Không gian ồn ào
Âm thanh quá lớn hoặc quá náo nhiệt vào lúc trẻ
đang ngủ sẽ khiến trẻ bị giật mình, dễ tỉnh giấc và quấy khóc. Để giúp
bé không bị tỉnh giấc giữa chừng và quấy khóc, người lớn nên giữ không
gian yên tĩnh trong lúc trẻ ngủ. Không nên có những âm thanh lớn và đột
ngột làm trẻ hoảng sợ.
![](http://afamily1.vcmedia.vn/BbnKCSyXiBaccccccccccccFlVeI2z/Image/2012/07/amrf07800020690_2e860.jpg)
5. Bệnh đường ruột
Vào mùa hè hoặc mùa thu, trẻ thường hay mắc những
bệnh về thực phẩm như dị ứng thực phẩm hoặc đau bụng. Khi bị những căn
bệnh này, trẻ thường cảm thấy không thoải mái và hay quấy khóc, đặc biệt
là vào ban đêm.
Để phát hiện những triệu chứng này ở trẻ không khó,
người lớn cần quan sát bụng của trẻ, nếu thấy bụng bị chướng lên, tức là
hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Ngay lập tức cần đưa trẻ tới các bệnh
viện để khám và có cách điều trị hợp lý.
6. Người chăm sóc trẻ nóng tính
Người chăm sóc là người hàng ngày sẽ tiếp xúc với
trẻ. Những sự thay đổi như cảm xúc không ổn định, mối quan hệ gia đình
phức tạp, người chăm sóc bị trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng và lo âu sẽ dễ
gây ảnh hưởng tới trẻ. Chính vì vậy, bạn cũng dễ dàng thấy trẻ hay nổi
nóng, quấy khóc nếu người chăm sóc trẻ hàng ngày có những biểu hiện tâm
lý không tốt.
7. Hoạt động quá sức
Hệ thần kinh ở trẻ phát triển chưa hoàn thiện, chính
vì vậy mà những hoạt động quá sức vào ban ngày sẽ có thể gây kích thích
vào ban đêm. Đôi khi, trẻ ngủ trong tình trạng vẫn còn bị kích thích và
những điều đó có thể biến thành cơn ác mộng trong giấc ngủ khiến trẻ bị
giật mình và dẫn đến quấy khóc.
Để tránh điều này, trước khi trẻ đi ngủ, người lớn không nên cho trẻ nghịch hay nô đùa nhiều( Theo nguồn: afamily.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét